VIÊM PHỔI Ở TRẺ VÀ NHỮNG HIỂU NHẦM CỰC BẤT NGỜ

Các ba mẹ vẫn hiểu nhầm Viêm phổi ở trẻ là do nhiễm lạnh. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Cùng MamaBambi hiểu rõ hơn về bệnh viêm phổi và cách chăm sóc đúng cho trẻ nhé.

 

VIÊM PHỔI LÀ GÌ

Viêm phổi ở trẻ là do phổi gặp trình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, kỹ sinh trùng và nấm… tấn công. Đa số các trường hợp viêm phổi đều do virus gây ra và không có thuốc đặc trị. Nhiễm trùng phổi sẽ khiến các đường dẫn khí trong phổi bị sưng phù nề và tạo nhiều dịch nhầy, gây bít tắc đường thở. Đây chính là nguyên nhân gây ra giảm lượng oxy đi vào cơ thể khiến trẻ khó thở.

 

Biểu hiện viêm phổi ở trẻ và cách chăm sóc đúng cách

 

BIỂU HIỆN CỦA VIÊM PHỔI?

Vậy các biểu hiện viêm phổi ở trẻ là gì?

Trẻ bị viêm phổi thường có những biểu hiện như những bệnh về đường hô hấp khác. Ngoài ra còn có một số biểu hiện sau:

  • Ho nhiều: Trẻ ho nặng tiếng và có đờm. Bố mẹ quan sát nếu trong đờm có máu tức là tình trạng của trẻ đã nghiêm trọng.
  • Thở nhanh, liên tục: Nếu trẻ 2 tháng tuổi, nhịp thở của trẻ có thể trên 60 lần/phút. Nếu trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi, nhịp thở trên 50 lần/phút và trẻ trên 1 tuổi thì khoảng trên 40 lần/phút.
  • Khó thở: Khi trẻ thở, bố mẹ thường thấy cánh mũi trẻ phập phồng, co kéo cơ liên sườn và có hiện tượng rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ sốt vừa, sốt cao, đổ mồ hôi khi sốt.
  • Lúc ho và giữa các cơn ho trẻ thường bị đau ngực.
  • Quanh môi hoặc mặt bé tím tái do thiếu oxy.
  • Da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Nôn, trớ: Trẻ thường nôn, trớ do ho liên tục và nhiều đờm.
  • Tiêu chảy.
  • Trẻ không còn hoạt bát như bình thường, luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi và buồn ngủ.

 

CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ VIÊM PHỔI

Tùy vào tình trạng viêm phổi ở trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định nhập viện điều trị hoặc điều trị tại nhà. Khi trẻ có dấu hiệu viêm phổi (ho có đờm, sốt, khò khè, thở mệt...) cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám chứ không nên tự ý mua kháng sinh về cho trẻ uống. Cha mẹ cần biết và chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách để trẻ mau hồi phục và tránh những biến chứng nghiêm trọng:

  • Hạ sốt cho trẻ: Chườm ấm, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống.
  • Cho trẻ mặc đồ thoáng và nằm ở nơi thoáng mát nhưng cần tránh gió lùa hay nơi điều hòa thổi thẳng vào cơ thể.
  • Vệ sinh thường xuyên cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng, viêm da.
  • Vỗ lưng, giúp trẻ bài tiết đờm: Cha mẹ nên vỗ nhẹ lưng cho trẻ để giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng hơn. Thực hiện vỗ lưng trước khi ăn, hoặc 2 giờ sau ăn để tránh nôn trớ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải khoảng 3-5 phút, không vỗ vào dạ dày, xương ức hay xương sống.
  • Hướng dẫn trẻ ho đúng cách giúp thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Cha mẹ giúp bé ho đúng cách theo những bước sau:
    • Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.
    • Hít vào
    • Mở miệng và thóp cơ bụng để ho thật sâu, tuyệt đối không ho ở cổ họng
    • Ho tiếp tục cho tới khi khạc được đờm ra ngoài
    • Đối với trẻ nhỏ, trẻ có thể được hút đờm bằng thiết bị, máy chuyên dụng nếu bé không thể tự ho ra được
  • Theo dõi thường xuyên những biểu hiện và thói quen ăn uống của trẻ để phát hiện kịp thời những bất thường.

Ngoài ra, nhiều ba mẹ nghĩ trẻ bị viêm phổi là do nhiễm lạnh nên không cho trẻ đi tắm. Tuy nhiên, quan điểm này lại chưa hẳn chính xác.  Nếu trẻ không sốt cao, ba mẹ vẫn nên cho trẻ tắm rửa.

Trẻ nhỏ thường không thể tự ho đúng cách và hay nằm nên không thuận lợi để ho đẩy đờm ra ngoài. Vì vậy, cho trẻ tắm nước ấm sẽ khiến trẻ được tiếp xúc với hơi nước ấm, làm loãng đờm và sạch đường ống thở. Đồng thời, tắm nước ấm giúp cơ thể sạch sẽ, thoáng mát. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, làm giảm sự khó chịu của trẻ. Vì vậy, nếu trẻ không bị sốt và tình trạng trẻ không quá nghiêm trọng thì ba mẹ vẫn nên tắm cho trẻ. Tuy nhiên cũng không nên tắm quá thường xuyên cho trẻ bị viêm phổi. Tần suất tắm 1-2 lần/tuần với thời gian tắm nhanh, chỉ dưới 10 phút là tần suất hợp lý, tránh mất thân nhiệt của trẻ.

Đặc biệt, ba mẹ hãy tắm cho trẻ lúc tỉnh táo, khỏe mạnh. Tuyệt đối không tắm ngay sau khi vừa ăn xong hoặc trẻ đang mệt mỏi. Tắm trong phòng ấm và kín gió. Vào mùa đông, ba mẹ có thể bật máy sười khi tắm cho trẻ. Chuẩn bị đồ đầy đủ trước khi tắm và luôn cho trẻ tắm nước ấm. Không nên gội đầu cho trẻ trong giai đoạn điều trị viêm phổi.

 

Có nên tắm cho trẻ bị viêm phổi?

 

DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ VIÊM PHỔI

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà đúng sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, cha mẹ cần đảm bảo:

  • Vệ sinh mũi miệng bằng cách dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi. Không nên dùng lại khăn cũ để hạn chế nhiễm bẩn và tránh vi khuẩn xâm nhập trở lại.
  • Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ: cha mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
  • Chế độ ăn cho trẻ bị viêm phổi cần giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt. Nên chia thành các bữa nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày để trẻ dễ tiếp thu.
  • Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ bị viêm phổi uống để giảm triệu chứng của bệnh.
  • Cho trẻ uống thật nhiều nước qua nhiều hình thức khác nhau: canh, sữa, cháo loãng hoặc nước trái cây để giúp làm loãng đờm, giảm ho, hạ sốt, chống mất nước.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, gia tăng đề kháng cho trẻ thông qua bổ sung rau xnah, hoa quả. Ngoài ra, ốm sốt có thể khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn. Cha mẹ có thể cho bé bổ sung thêm vitamin dạng nước, siro hoặc kẹo dẻo để bổ sung năng lượng và dưỡng chất.

 

Ba mẹ nên bổ sung Vitamin cho trẻ để bổ sung dưỡng chất và tăng cường đề kháng

 

CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM PHỔI

Để phòng trẻ bị viêm phổi, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cụ thể sau:

  • Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
  • Tạo môi trường sống trong lành cho trẻ như: không khói thuốc lá, bụi bẩn ô nhiễm...
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường công cộng đông người, đặc biệt là người ốm có dấu hiệu như: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Chủ động đeo khẩu trang cho trẻ, rửa tay thường xuyên...
  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.
  • Phát hiện sớm các bệnh về đường hô hấp ở trẻ như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở... và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân... để chăm sóc và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan với các dấu hiệu này bởi đây là tiền đề gây ra viêm phổi.

 

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐI VIỆN

Viêm phổi có thể sẽ có diễn biến xấu rất nhanh, cần đến sự chăm sóc đặc biệt của các nhân viên y tế. Vì vậy, đâu là thời điểm nên đưa trẻ bị viêm phổi đến bệnh viện?

Khi trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:

  • Có lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).
  • Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.
  • Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
  • Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.