Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

Lưu ý: Theo hướng dẫn của GSTSKH Bùi Quốc Châu, danh sách các giản thuật được bổ sung thêm Giản thuật số 18: Lăn toàn thân bằng Dụng cụ Diện Chẩn cây trục đôi Thần kỳ. Do đó, từ đây danh sách giản thuật là gồm 33 thủ pháp, thay vì 32.

NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ THỦ PHÁP LĂN TRONG DIỆN CHẨN

Lăn là động tác cầm các dụng cụ lăn một cách thoải mái, đặt trên da một góc 45 độ (xéo góc với mặt da). Bình thường ta có thể lăn hai chiều – tới, lui (lên, xuống). Nhưng trong một số trường hợp cần phải lăn đúng chiều: Chỉ lăn từ dưới lên hay từ ngoài vào trong là Dương. Chỉ lăn từ trên xuống hay từ trong ra ngoài là Âm. Đây là điều quan trọng cần lưu ý trong khi dùng thủ pháp lăn, gạch hay cào.

Sức ấn tay khi lăn cũng vừa phải, không cần đè mạnh và mỗi lần lăn chỉ từ 20 – 30 cái là đủ và mỗi ngày chỉ cần lăn 2 – 3 lần.

Đây là thủ pháp căn bản đơn giản nhất của Diện Chẩn.

11 GIẢN THUÂT LĂN VÀ DỤNG CỤ DIỆN CHẨN

8. Lăn mặt bằng dụng cụ cây lăn đinh đôi nhỏ : Có thể lăn cả ở ngón tay, ngón chân, bàn tay/chân. Tác dụng đến các cơ quan theo luật Đồng ứng. Có tính Âm.

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

9. Lăn mặt bằng cây lăn cầu đôi nhỏ bằng sừng hay nhựa (có khía hoặc láng)
Tác dụng của dụng cụ lăn cầu gai (lớn và nhỏ) tương đương với tác dụng của phác đồ Làm ấm và phác đồ Giảm tiết dịch. 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

 

 

10. Lăn mặt bằng cây lăn trung, hình trụ, có khía (bằng đồng hay nhựa)
Tác dụng của cây lăn đông trungtương đương với tác dụng của phác đồ Làm mát.

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

11. Lăn mặt bằng cây lăn cầu láng bằng đồng hoặc nhựa: Có tính Dương, chữa đau mắt.

 Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

12. Lăn trên tay, chân, lưng, ngực, vai, bụng bằng cây lăn quẹt: Loại lăn quẹt gai (Dương) có công dụng làm ấm cơ thể. Loại lăn quẹt đinh (Âm) làm mát cơ thể.

Cây lăn quẹt gai có tính Dương 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

 

 Cây lăn quẹt đinh có tình Âm 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

 

 13. Lăn bụng, lưng, mông… bằng cây lăn 3 trục :

  • Loại cán ngắn: Giúp điều hòa khí huyết, tan mỡ bụng, săn chắc da thịt. Có tình Dương. Là 1 dụng cụ làm đẹp hiệu quả cao.
  • Loại cán dài: Giúp máu huyết lưu thông, giảm béo. Cán dài giúp cho người dùng dễ làm hơn khi tự lăn phía sau lưng. 

 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

14. Lăn lưng, mông, đùi bằng cây lăn cầu gai đôi lớn

Tác dụng của dụng cụ lăn cầu gai (lớn và nhỏ) tương đương với tác dụng của phác đồ Làm ấm và phác đồ Giảm tiết dịch. Các sự tương đương này sẽ giúp cho học viên khi chữa bệnh thì có thể dùng các dụng cụ lăn nêu trên thay cho các phác đồ mà mình đã không nhớ.  

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

 

Có tính Dương

15. Lăn khớp lưng, đùi bằng cây lăn đinh lớn

Có thể lăn cả trên trên vai, bụng. Giải tỏa sự ứ nhiệt do máu tụ khí gây đau nhức. Làm mát, có tính Âm, hút nhiệt. 

 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

16. Lăn mặt và các ngón tay bằng cây lăn 2 đầu

(1 đầu là cầu gai, 1 đầu là lăn đinh). Đầu Đinh: Có tính Âm ( mát) Đầu Gai ( sừng) có tính Dương. Có thể lăn cả ở ngón tay, ngón chân.

LƯU Ý: Tác dụng của đầu lăn đinhtương đương với tác dụng của phác đồ Làm mát và phác đồ Tăng tiết dịch. Sự tương đồng này sẽ giúp cho học viên có thể tận dụng dụng cụ để chữa bệnh trong trường hợp không nhớ 2 phác đồ đã nêu.

 17. Lăn lưng, mông, đùi, bàn tay, bàn chân bằng quả cầu gai, gồm 2 loại:

  • Cầu gai sừng (nhựa): Có tính Dương. Làm ấm cơ thể. Trị các bệnh tim do lạnh, rất tốt cho trường hợp cấp cứu tim mạch.

 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

  • Cầu đinh inox: Có tính Âm, làm mát cơ thể. Trị huyết áp cao và bệnh nóng tim, tim to, cấp cứu tim. 

 

Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn

  • Cầu gai sừng : bên trái – Cầu đinh inox: bên phải. 

18. Lăn toàn thân bằng cây trục đôi Thần kỳ : Gíup máu huyết điều hòa, giảm béo, thon người…

 Dụng cụ lăn trong Diện Chẩn