Cao huyết áp là một bệnh rất phổ biến ở các nước Âu, Mỹ. Ở nước ta, bệnh này đang có xu hướng tăng lên, mặc dù tỉ lệ còn thấp hơn so với các nước khác. (bài giảng Diện Chẩn – GS.TSKH Bùi Quốc Châu
1. Đại cương về tăng huyết áp
Điều trị Nội khoa có nhiều tiến bộ vì mang tính toàn diện, nhưng hiện nay chưa có phương pháp đặc hiệu để có khả năng giảm huyết áp xuống mức bình thường một cách lâu dài. Chì có thể làm giảm nhất thời khi huyết áp tăng quá cao và hạn chế những tai biến có thể xảy ra.
Người ta cũng chỉ biết được một vài khâu trong toàn bộ cớ chế sinh bệnh tăng huyết áp nên việc phòng tránh bệnh và ngừa những biến chứng cũng khó khăn, ít kết quả. (Đặng Văn Chung : điều trị học II)
2. Nhắc sơ lược về Đông Y và Tây Y
A. TÂY Y:
1. Bệnh học: Tăng huyết áp là hậu quả của một cơ chế phức tạp trong đó thần kinh đóng một vai trò quan trọng, sau đó là Thể dịch và Nội tiết. Do thần kinh luôn luôn ở trong tình trạnh kích thích nên các động mạch nhỏ ngoại biên co lại, ban đầu còn thuộc cơ năng nghĩa là hồi phục được, sau dần dần thành thực thể gây xơ cứng các động mạch nhỏ, nghĩa là không hồi phục được nữa Huyết áp tăng vĩnh viễn.
* Tăng huyết áp: là hậu quả của nhiều bệnh (gọi là Cao huyết áp thứ phát) như:
a. Thận
– Viêm thận cả hai bên
– Bệnh mà tổn thương chỉ ở một bên Thận như:Lao, sỏi, teo thận hậu phát hay bẩm sinh.
b. Động mạch:
– Hẹp động mạch chủ bẩm sinh.
– Hẹp động mạch thận
– Viêm tắc động mạch do xơ cứng.
c. Nội tiết:
– Cường tuyến Yên hay Thượng Thận
– U tuyến Thượng Thận
Tăng huyết áp được coi như là một bệnh nếu không tìm thấy nguyên nhân nói trên (gọi là Cao huyết áp nguyên phát). Gần đây người ta phát hiện TÂM NHĨ tiết ra chất Auracline làm giảm huyết áp.
2. Các thể bệnh:
a. Thể nhẹ: huyết áp tối thiểu từ 95 đến 104mmHg
b. Thể vừa: huyết áp tối thiểu từ 105 đến 115mmHg
c. Thể nặng: huyết áp tối thiểu cao hơn 115mmHg
– Xuất hiện biến chứng : Mắt, thận, Tim
– Biến chứng nhanh.
Phân loại theo tuổi: Tuổi nào cũng có thể bị tình trạng này nặng hay nhẹ, nhưng nói chung thể nặng thường xảy ra ở người tuổi trẻ (dưới 40), thể nhẹ xảy ra tuổi người già (trên 60).
3. Biện pháp điều trị:
+ Chế độ ăn uống: Ở người mập nên hạn chế thực phẩm nhiều calo (trong thực đơn để làm gầy bớt, nên hạn chế Na(Muối) dưới 5g mỗi ngày, nên hạn chế chất béo. Nên sử dụng dầu ăn, tránh dùng mỡ động vật, bơ. Hạn chế đường, bột. Nên kiêng cữ: rượu, thuốc lá, trà.
+ Chế độ làm việc: Tránh lao động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo lắng, sợ sệt, tránh thức khuya. Lao động chân tay vừa phải là tốt nhất, thực hiện thể dục thể thao nhẹ hằng ngày.
B- HUYẾT ÁP CAO THEO ĐÔNG Y
1. Nguyên nhân và Cơ chế sinh bệnh:
Nguyên nhân thường là do mất cân bằng Âm Dương của CAN, THÂN. Can âm hư thì can dương vượng, Can Dương vượng thì can âm hư. Can âm hư còn có nguyên nhân do Thận âm hư. Thận âm hư làm ảnh hưởng đến thận dương làm cho Âm dương còn hư. Ngoài ra còn có các nguyên nhân tính khí thất thường, đàm thấp, đàm hỏa, nội phong huyết ứ , làm cho bệnh càng phức tạp hơn.
2. Triệu chứng:
* Can hư Dương vượng: Nhức đầu, bứt rứt, vật vã, dễ cáu gắt, mắt đỏ, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mặt đỏ, Mạch huyền và mạch sắc.
* Âm hư Dương vượng: Chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối, mất ngủ, hay mộng mị, sắc mặt tái nhợt, chân tay tê dại, đái rát, đái đêm nhiều, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm tế.
3.Huyết áp cao theo DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP:
1. Nguyên nhân:
Như Tây Y và Đông Y đã phân tích. Ngoài ra còn thấy thêm:
Do không biết cách sinh hoạt và ăn uống, ví dụ: làm việc đầu óc căng thẳng, không biết cách thư giãn, không biết cách sắp xếp công việc hay ăn những thức ăn quá mặn, quá lên men, thức ăn và đồ uống có nhiều chất kích thích như: cà phê,rượu, trà…Có thói quen tắm đêm bằng nước lạnh, đêm nằm ngủ để quạt máy. Do ảnh hưởng của xã hội công nghiệp, môi trường ồn ào, căng thẳng xung quanh.
2. Triệu chứng:
Ngoài các triệu chứng như Tây Y và Đông Y đã trình bày, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân CAO HUYẾT ÁP thường có triệu chứng cứng và mỏi cổ, gáy, nhức thái dương, nổi gân tthái dương và gân trán, chóng mặt, tê cứng chân tay, mệt tim. Mắt nóng, khó ngủ, căng đầu, nhức đỉnh đầu, mạch cổ căng cứng đập mạnh.
Nếu dò bằng que dò Diện Chẩn sẽ thấy ấn đau ở các huyệt
26-65-51-3-188-173-143-85-87-51-39-60(bên trái)-300-0(bên trái)-14-15-16-180-100-57 (xem vị trí các huyệt ở đây)
Cây dò day dùng để ấn huyệt cho ngời huyết áp cao
3. Điều trị: Dùng một (hoặc phối hợp) trong nhiều cách sau đây:
+ Vuốt bằng tay hay Que cào vùng thái dương và giữa 2 đầu mày (vùng ấn đường) xuống đến Sơn căn (tránh: vuốt mạnh và đụng đầu mũi sẽ phản tác dụng) trong vòng 3-5 phút.
+ Luân phiên Day Ấn nhẹ bằng QUE DÒ các huyệt 14-15-16-180-61-3-39-87-51
+Dùng búa gõ các huyệt 85-87 một cách đều đặn nhẹ nhàng và liên tục.
4. Phòng bệnh: Cữ ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men (mắm, cơm rượu), thuốc lá, cà phê, rượu, nói nhiều, cãi vã. Tránh: thay đổi thời tiết và nhiệt độ đột ngột, đi chơi thể thao rồi về tắm nước lạnh, tắm tối bằng nước lạnh, ngủ ban đêm dưới quạt máy, sáng sớm ngủ dậy ra ngoài sân tập luyện ngay.
Một lối sống điều hòa, quân bình là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh Tăng huyết áp.